Triệu chứng tăng huyết áp thường không thể hiện rõ rệt, nhưng lại thầm lặng hủy hoại các cơ quan trong cơ thể gây ra nhiều biến chứng ở tim, não, thận, mắt và mạch máu.
Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp
Bệnh tăng huyết áp thường ít khi biểu hiện rõ ràng nhưng biến chứng gây ra lại rất nặng. Nhiều bệnh nhân phát hiện ra bệnh khi đi khám định kỳ, mặc dù trước đó không hề có triệu chứng cụ thể nào.
Trong một số trường hợp, triệu chứng của bệnh cao huyết áp sẽ thoáng qua như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, mất ngủ nhẹ,..
Một số người bệnh khác lại có triệu chứng rõ hơn như nhói vùng tim, suy giảm thị lực, mặt đỏ bừng, da tái xanh, nôn ói, thở gấp, hồi hộp,…
Những món ăn làm tăng huyết áp mà bạn cần biết
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm mà người bệnh huyết áp cần chú ý:
Những món chứa hàm lượng Natri cao
Natri là thành phần chính của muối ăn, thường có trong nước mắm, nước tương, các loại mắm,… Hoặc trong các món đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, pate,…
Natri sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp trong máu. Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy
Các món thịt đỏ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thụ thêm 100g thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp lên đến 14%.
Thịt đỏ cũng chứa lượng cholesterol cao, gây hại cho chỉ số huyết áp và sức khỏe tim mạch. Do đó, những người bị cao huyết áp nên hạn chế ăn thịt đỏ trong khẩu phần hàng ngày để bảo vệ sức khỏe.
Sản phẩm có chứa cam thảo
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ rễ cam thảo hoặc các sản phẩm chứa cam thảo như kẹo, trà, bánh quy, và kẹo cao su có thể gây tăng huyết áp đáng kể.
Vì vậy, để duy trì huyết áp ổn định và bảo vệ sức khỏe, bạn nên tránh xa những thực phẩm này.
Kẹo, bánh và thức ăn nhiều đường
Các món ăn này dễ dẫn đến thừa calo, gây ra tình trạng tăng cân và béo phì.
Đây là những yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp và không có lợi cho người mắc bệnh tim mạch.
Thịt mỡ, da và nội tạng động vật
Mặc dù những món ăn này không trực tiếp gây tăng huyết áp, nhưng chúng lại chứa nhiều chất béo có hại.
Ngay cả người bình thường ăn nhiều chất béo động vật cũng dễ bị mỡ máu cao, dẫn đến nguy cơ xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
Đồ chiên, xào, nhiều dầu mỡ
Các món chiên xào thường chứa nhiều dầu mỡ, là loại thực phẩm mà bệnh nhân cao huyết áp nên tránh xa.
Dù sử dụng dầu thực vật, quá trình chế biến có thể biến chất béo này thành chất béo có hại, không tốt cho sức khỏe.
Phô mai
Phô mai giàu canxi, protein, và chất béo tốt, nhưng một số loại lại chứa nhiều muối và chất béo bão hòa có hại.
Do đó, người bị cao huyết áp nên chọn loại phô mai ít muối và hạn chế ăn thường xuyên để duy trì sức khỏe tốt.
Lời khuyên từ bác sĩ
Tăng cường tiêu thụ cá, các loại hạt và đậu trong chế độ ăn uống.
Thay thế đồ ăn nhẹ và món tráng miệng có đường hoặc vị mặn bằng rau và trái cây.
Chọn bánh mì nguyên cám, mì ống nguyên cám, và ngũ cốc nguyên hạt thay vì các loại tinh bột trắng.
Ăn trái cây tươi thay vì uống nước ép trái cây.
Sử dụng chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu cải, dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu ngô, hoặc dầu cây rum thay vì bơ, dầu dừa, hoặc dầu cọ.
Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi hoặc đông lạnh thay vì thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn.
Chọn thực phẩm ít natri bất cứ khi nào có thể; thay thế muối bằng các loại thảo mộc, gia vị, giấm, và các hương liệu có hàm lượng natri thấp.
Giảm lượng calo nạp vào nếu bạn thừa cân.
Hạn chế uống rượu vì rượu sẽ làm tăng huyết áp theo thời gian và chứa nhiều calo dễ gây tăng cân.
Hạn chế đồ uống có nhiều caffein như cà phê, trà đặc, nước tăng lực, và coca cola. Uống hơn 4 ly cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp.
XEM THÊM: ANH KHÁCH MUA GIƯỜNG Y TẾ ICHIGO IG-HB07E CHO BÀ NỘI
Tê tay trái là bệnh gì? Liệu có gây nguy hiểm
Pingback: Uống bột sắn dây vào mùa nắng nóng có tốt không?